TRUYỀN HAY KHÔNG TRUYỀN?

Trong những thế kỷ trước, việc truyền máu đi từ chỉ định theo kinh nghiệm lâm sàng cho đến trở thành phương thức điều trị luôn sẵn có cho những trường hợp từ mất máu cấp đến thiếu máu mạn tính. Trải qua nhiều thập kỷ, có rất ít đồng thuận về việc khi nào chỉ định truyền máu, và do đó có rất nhiều sự khác biệt trong thực hành trên lâm sàng. Thử nghiệm TRICC vào năm 1999 đã thay đổi bộ mặt của chỉ định truyền máu bằng cách cung cấp các bằng chứng rằng truyền máu khi mức Hemoglobin 7g/dl có lợi như, nhưng không tốt hơn, khi mức hemoglobin 10g/dl ở những trường hợp bệnh nặng. Nghiên cứu này đã dấy lên một làn sóng các nghiên cứu ồ ạt sau đó với mục đích xác định ngưỡng truyền máu cho nhiều trường hợp cụ thể khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu này đã xác nhận độ an toàn khi dùng ngưỡng 7g/dl, ngoại lệ với trường hợp có hội chứng vành cấp (ACS). Mặc dù vậy, hầu hết các thử nghiệm kể từ năm 1999 đều đã loại trừ các trường hợp chảy máu tiếp diễn, đây lại là một trường hợp hay gặp tại khoa cấp c…

About the author

Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét